HIỂU HƠN VỀ CHƯƠNG TRÌNH TÍCH HỢP
Phương pháp dạy học tích hợp ở tiểu học là một định hướng đổi mới của Bộ GD&ĐT nhằm giúp học sinh có thể tiếp cận bài học tốt hơn và có sự thấu hiểu sâu sắc về bài học. Các môn học tích hợp ở tiểu học đem lại hiệu quả giảng dạy tốt hơn và đồng thời mang đến những hứng thú cho học sinh trong quá trình học.
Chương trình tích hợp là gì?
Các môn học tích hợp ở tiểu học là hình thức học kết hợp nhiều kiến thức từ một hoặc nhiều môn. Điều này giúp giáo viên truyền đạt kiến thức cho học sinh một cách linh hoạt và hiệu quả hơn so với phương pháp dạy truyền thống.
Ví dụ:
Giả sử, số tiết trên một tuần của môn Toán theo Bộ GD&ĐT yêu cầu là 5 tiết và của môn Maths theo chương trình quốc tế Anh Quốc là 6 tiết. Trong đó có những bài học với nội dung kiến thức sẽ trùng lặp giữa Toán và Maths. Vì thế, chương trình giáo dục tích hợp sẽ kết hợp nội dung của 2 môn đồng thời bổ sung những kiến thức còn thiếu. Như vậy học sinh sẽ tránh được việc học trùng lặp kiến thức mà vẫn đáp ứng đầy đủ điều kiện mà chương trình giáo dục Quốc gia và Quốc tế yêu cầu mà không quá áp lực.
Ưu điểm của chương trình giáo dục tích hợp
Có thể nói rằng việc tích hợp chương trình giảng dạy có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc cách mạng hóa ngành giáo dục. Dưới đây là một số lợi ích của việc tích hợp chương trình giảng dạy:
Học sinh | Giáo viên |
|
|
Các mức độ tích hợp
Tích hợp nội môn (Intradisciplinary Intergration)
Tích hợp nội môn là phương pháp giảng dạy kết hợp hai hoặc nhiều chủ đề, khái niệm hay kỹ năng trong cùng một môn học giúp học sinh kết nối kiến thức và kỹ năng đã học trong các chủ đề khác nhau của cùng một môn học, từ đó hiểu rõ hơn về môn học và ứng dụng kiến thức vào thực tế.
Tích hợp đa môn (Multidisciplinary Integration)
Tích hợp đa môn là phương pháp giảng dạy kết hợp các môn học để cùng khám phá một chủ đề chung. Thay vì học từng môn riêng lẻ, học sinh sẽ liên kết kiến thức từ nhiều môn để có cái nhìn tổng quan và sâu sắc hơn về thế giới xung quanh.
Nhận định: Phương pháp tích hợp nhẹ nhàng này phù hợp với quan điểm cho rằng 'kiến thức được tiếp thu hiệu quả nhất thông qua hệ thống kiến thức của từng môn học riêng biệt' (Drake & Burns) đồng thời tạo ra sự kết nối giữa các môn học này.
Tích hợp liên môn (Interdisciplinary Integration)
Tích hợp liên môn là phương pháp giảng dạy kết hợp nội dung và kỹ năng từ hai hoặc nhiều môn học có mối liên hệ chặt chẽ với nhau để cùng khám phá một chủ đề chung.
Nhận định: Loại hình tích hợp ở mức độ trung bình này dựa trên quan niệm "các môn học được kết nối với nhau thông qua những khái niệm và kỹ năng chung" (Drake & Burns).
Tích hợp xuyên môn (Transdisciplinary Integration)
Tích hợp xuyên môn không chỉ đơn thuần là kết hợp hai hoặc nhiều môn học mà còn là một cách tiếp cận học tập toàn diện, có tính liên kết, khám phá một chủ đề chung, vượt ra ngoài phạm vi của một môn học. Nó giúp học sinh kết nối kiến thức và kỹ năng từ nhiều lĩnh vực khác nhau để hiểu rõ hơn về thế giới xung quanh.
Tích hợp siêu môn (Metadisciplinary Integration)
Mức độ siêu môn liên quan đến việc khám phá sâu hơn các nguyên tắc cơ bản của từng môn học trong chương trình giảng dạy. Nó tập trung vào việc khám phá các chủ đề phức tạp và các vấn đề thực tế đòi hỏi sự hiểu biết tổng hợp từ nhiều góc độ khác nhau.
5 Loại Chương Trình Giáo Dục Tích Hợp
Chương trình Giáo dục Dựa trên Chủ đề (Theme-Based Curriculum)
Trong chương trình giáo dục dựa trên chủ đề, tất cả các ngành học được tích hợp đều được quyết định, lưu ý đến một chủ đề chung. Ví dụ, nếu chủ đề là công bằng xã hội, thì các ngành học sẽ được lựa chọn từ khoa học xã hội và nhân văn như nghiên cứu xã hội, nghiên cứu môi trường, ngôn ngữ nghệ thuật, v.v.
Chương trình Giáo dục STEAM (STEAM Curriculum)
Đây là một chương trình giáo dục toàn diện bao gồm khoa học, công nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật và toán học. Học sinh có thể có cơ hội tham gia vào các chủ đề trải rộng từ học máy trực tuyến đến văn học Anh và hơn thế nữa.
Chương trình Giáo dục Dựa trên Địa điểm (Place-Based Curriculum)
Chương trình giáo dục tích hợp dựa trên địa điểm được thiết kế xung quanh cộng đồng hoặc môi trường địa phương, với học sinh tìm hiểu về lịch sử, văn hóa và tài nguyên thiên nhiên của cộng đồng họ.
Chương trình Giáo dục Dựa trên Dự án (Project-Based Curriculum)
Trong chương trình giáo dục dựa trên dự án, mỗi học sinh được yêu cầu thực hiện một dự án để vận dụng kiến thức. Các hoạt động như nghiên cứu, phân tích, thuyết trình và bài tập thuyết trình được đưa ra dưới dạng dự án để giúp học sinh phát triển các kỹ năng từ nhiều ngành học khác nhau.
Chương trình Giáo dục Dựa trên Nghiên cứu (Inquiry-Based Curriculum)
Trong chương trình giáo dục dựa trên nghiên cứu, học sinh được khuyến khích đặt câu hỏi. Học sinh học thông qua khám phá và tìm tòi, với sự hướng dẫn của giáo viên để sử dụng nhiều lĩnh vực học tập khác nhau để tìm câu trả lời cho các câu hỏi của mình.
Các môn học áp dụng chương trình tích hợp.
Theo Bộ GD&ĐT, chương trình tích hợp tại Tiểu học bao gồm những môn học sau:
Cuộc sống quanh ta
Môn học này được tích hợp từ các môn Tự nhiên và Xã hội trong chương trình lớp 1, 2, 3 hiện hành.
Tìm hiểu xã hội và Tìm hiểu tự nhiên
Môn học kết hợp từ Khoa học, Địa lý và Lịch sử trong chương trình của lớp 4 và 5 hiện nay.
Tiếng Việt
Để giúp người học phát triển đầy đủ về khả năng cảm thụ văn học và tăng vốn hiểu biết lĩnh vực khoa học xã hội, tiếng Việt từ lớp 1 – 5 đã được tích hợp. Nội dung học chia theo các nhóm Chính trị, Văn hóa, Lịch sử, Địa lý,…
Giáo dục công dân /Đạo đức
Đây là môn học được tích hợp từ chương trình môn Đạo đức hiện hành.
Lịch sử và Địa lý
Nhằm giúp học sinh hiểu được mối tương quan giữa hai môn học này, Lịch sử và Địa lý được tích hợp một cách khoa học, hình thành nhóm kiến thức tổng hợp giúp học sinh nắm bắt tổng quát các bài học.
Tổng quan về chương trình tích hợp tại Tiểu học Nguyễn Siêu.
Chương trình giáo dục Tích hợp tại trường Tiểu học Nguyễn Siêu thực hiện mục tiêu giáo dục hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực và kỹ năng cần thiết cho học sinh thông qua các môn học tích hợp để thành công ở các bậc học cao hơn cũng như nghề nghiệp sau này.
Chương trình các môn học Chương trình Cambridge được tiếp cận theo hình thức “xoáy ốc”, đào sâu và phát triển năng lực, phẩm chất và kỹ năng mà học sinh đã đạt được trong giai đoạn học tập trước đó lên một tầm cao hơn.
Tài liệu dạy học các môn học phản ánh quan điểm giáo dục hiện đại, gắn liền với yêu cầu phát triển nguồn nhân lực thế kỷ 21 và được đúc kết từ các nghiên cứu quốc tế cũng như kinh nghiệm thực tế của hệ thống các trường học quốc tế Chương trình Cambridge trên thế giới.
Phương pháp tích hợp tại trường TH Nguyễn Siêu, cũng giống như 5 loại chương trình tích hợp được kể trên, được thể hiện rõ nhất tại các nội dung: Tiếng Anh tích hợp, STEM và Hoạt động trải nghiệm.
Tiếng Anh tích hợp
Chương trình Tiếng Anh tích hợp là chương trình được biên soạn tích hợp chương trình Quốc gia Anh quốc với chương trình chuẩn quốc gia của Bộ GD&ĐT Việt Nam cho 3 môn Tiếng Anh, Toán, Khoa học, trên cơ sở giảm tải khoa học và chú trọng phát triển tư duy, phẩm chất của học sinh.
Đối với từng môn học, trường TH Nguyễn Siêu đã có khung chương trình phân tiết cho GV nước ngoài và GV Việt Nam dựa trên khung chương trình giáo dục Quốc gia đảm bảo nguyên tắc không trùng lặp và bổ sung kiến thức lẫn nhau.
Môn Toán/Math và môn Khoa học, TNXH/ Science được trường kết hợp nội môn để học sinh có thể được học nhiều hơn bằng ngôn ngữ Tiếng Anh. Nâng cao khả năng sử dụng ngôn ngữ cũng như liên hệ giữa hai ngôn ngữ Việt - Anh.
Trong các môn học của chương trình Quốc tế Anh Quốc (Cambridge International…), English là gốc của môn Math và Science vì Tiếng Anh là ngôn ngữ sử dụng trong các môn học. Từ đó, Tiếng Anh vừa là ngôn ngữ cũng đồng thời bổ trợ cho khả năng vận dụng ngôn ngữ vào hai môn Math và Science.
STEM
Giáo dục STEM bao gồm 4 khía cạnh là Khoa học, Kỹ thuật, Công Nghệ và Toán học. STEM đã mang đến cho các bạn học sinh trường Tiểu học Nguyễn Siêu những bài học thú vị và trải nghiệm mới mẻ. Bên cạnh đó, nhà trường còn tổ chức những sân chơi bổ ích để các bạn học sinh có cơ hội thể hiện niềm đam mê của mình với từng lĩnh vực.
Hoạt động trải nghiệm
Hoạt động trải nghiệm thực tế hình thành những phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và một số năng lực thành phần đặc thù như: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Những năng lực chuyên môn, được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số môn học và hoạt động giáo dục nhất định: năng lực ngôn ngữ, tính toán, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, công nghệ, tin học, thẩm mỹ, thể chất.